NEWS

NEWS

Tuesday, December 31, 2013

"Pháp Cú" luận Bàn - Khang Nguyễn

 Lê Phú chân thành cám ơn Anh Khang đã cống hiến những bài viết thật gía trị cho kiến thức và cuộc sống,
Cám ơn bạn hữu đã theo dõi, thích thú, hàn huyên tâm sự về các đề tài mà anh Khang trình bày...
Hôm nay, xin giới thiệu đến qúi bạn hữu một đề tài mới "Pháp Cú" - Nguyễn Khang
"pháp' có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý.  "Cú" có nghĩa là lời nói.

Chúc tất cả qúi bạn hữu một năm mới khỏe mạnh thể xác, thông sáng tinh thần và tâm hồn bình an.                             
--------------------------------

"Pháp Cú"  luận Bàn - Khang Nguyễn

“ Chư hành vô thường, Thị sinh-diệt pháp,
                                                    無      常      是     生         法

                                       Sinh-diệt  diệt  dĩ,  Tịch  diệt  vi   lạc”.
                                         生                                    
                                             Trích bài kinh “Tuyết sơn Ðồng tử”
Lời giải:
                                    I- “Chư hành vô thường. Thị sinh-diệt pháp”
                                                         無    常        是    生         法
            A-1/ - “Chư hành” ( ):
Chư   () là chư vị, chỉ những người tu sĩ đang tu tập.
Hành () là phương pháp thực hiện trong quá trình học kinh pháp và vận hành pháp trong đời sống luân thường.
            B-1/ - “Vô thường” (無 常):
            Chỉ cõi sống Ta bà, bể khổ trầm luân này của một kiếp người nói riêng và chúng sinh nói chung. Hai chữ ‘Vô thường’ (無 常) đại ý nó là như vậy.
            Nhưng nói một cách cụ thể hơn thì ‘Vô thường’ chính là cái vòng nghiệp luân hồi trả-vay của một kiếp sống. Nói riêng về con người thì đó là: ‘Ðịnh mệnh’, ‘Số mệnh’ và ‘Vận mệnh’ mà Ðạo Phật gọi nó là luật luân hồi trong vòng ‘Sinh-Tử’ (生死)
Cái gọi là nghiệp () ấy chính là ‘Ngũ un’ (五 顴): Sắc (), Thọ, (), Tưởng (), Hành (), Thức (), năm cái Uẩn này nó được vận hành và điều khiển theo cái nghiệp “Nhân-Quả”(因 果) (tức gieo nhân nào, gặt quả ấy). Nhưng nếu ta thực hành phép quán chiếu ( ) thì sẽ thấy ở mỗi ‘Uẩn’ lại hàm chứa những đặc tính của nghiệp được biểu lộ qua 12 nhân duyên mà chuyển biến bằng những cảm tính của con người, đó là bảy sắc thái tình (thất tình) [Ái-Ố-Hỷ-Nộ-Ai-Lạc-dục] mà mỗi một ‘Sắc thái Tình’ này lại được thể hiện bằng hành động của con người qua sự chỉ đạo của cái ‘Tâm niệm thiện hoặc ác’ mà hành xử đối đãi theo cái mức lượng của sự tham, sân, si qua lục căn ( ) (diệt, trả hay tác nghiệp) mà phát tác.


Chữ Tâm - thư pháp Chính Văn - Le Phu's collected

Tóm lại: “Chư hành vô thường”: Ý nói là nếu những người tu hành không có sự quán chiếu thấy được cái cốt lõi của nghiệp (Nhân-quả) mà hành xử đỗi đãi cho đúng, tức đạt được cái ‘diệt nghiệp’ (  ) thì công phu tu tập đó chỉ là thứ công phu thực hiện theo cái gọi là hành theo nghiệp báo ( ) mà thôi. Ði theo tiếng gọi của ‘nghiệp báo’ tức là tu trong cái vòng ‘sinh diệt’ () của pháp ngoại vi, hay còn được gọi là phép sống theo luân thường.  

            C-1/- ‘Sinh-diệt pháp’ không phải là ‘chánh pháp’ ( ). Bởi ‘Chánh pháp’ thì nó ở ngoài cái vòng ‘Sinh-Diệt’. Cho nên mới nói: “Thị sinh-diệt pháp”, là nói tu hành như vậy thì vẫn ở trong vòng ‘Sinh- Diệt’ mà thôi. Ðồng nghĩa với cái Ý ở ngoài đời người ta thường hay nói tới cái gọi là Luân lý thường tình.
           
            Như vậy: “Chư hành vô thường, thị sinh-diệt pháp”. Nói một cách ngắn gọn là nếu những người tu hành mà chỉ thực hành thụ động theo hấp lực của nghiệp báo mà thiếu sự quán chiếu phân minh. Thì cái hành thiện nếu có thu đạt được cũng chỉ là những hành động gương mẫu trong cái luân lý thường đời của xã hội mà thôi. 


Khu vườn Lê Phú

            Nên nhớ rằng, nếu chúng ta không quán triệt những quán chiếu về Ngũ uẩn và thấu hiểu triệt để cái ‘Diệu pháp’ ( ) nói về nó, thì ta không thể hành thâm vào cái ‘Diệu lý’ ( ) của câu pháp cú tiếp theo được.

                                    II- “Sinh-diệt, diệt dĩ. Tịch diệt vi lạc”

            A-2/- “Sinh-diệt” ( ):
                        Là quy luật vay-trả của nghiệp. Nó là cái cớ sự, có tác thì có hoại, có sinh thì có diệt, nó nằm trong vòng luân hồi bất tận, nó là “vô thường”, trong một kiếp của chúng sinh nói chung và của kiếp người (thân xác) nói riêng, thì quá trình “sinh diệt’ của vạn sự xảy tới trong vận mệnh của con người thì đều là cái ‘vô thường’, là cái ta chỉ  tạm có đó, rồi mất đó, tỷ như: Nào công danh, nào Ðịa vị, nào Tiền tài, nào hạnh phúc, nào vinh quang hay tủi nhục, sung sướng hay khổ đau v.v… tất cả đều không thể cầm nắm (gọi là huyễn hoặc) mà mang theo khi ‘vô thường’ hỏi tới bắt đi.
Thực ra trong cái vòng ‘Sinh-tử’ () của kiếp người, chỉ là nói từ cái bắt đầu (sinh ký) ( ) cho tới cuối cuộc đời khi lâm chung (tử quy) () mà thôi. Chứ thực ra ta đã trải qua biết bao nhiêu cái vòng ‘Sinh diệt’ xảy ra từng giây từng phút trong cuộc đời, nhưng nào ta có thấy rõ được bao nhiêu.
Đúng như câu thơ của một cao tăng đã cảm tác như sau:
                                   
                                    “Chết! đâu phải chờ xuống mồ mới chết.
                                    Mà đã chết từng giây, từng phút, từng giờ”.
                                                           
                                                                                    Trích thơ của Hòa thượng Quảng Ðộ

            Cái chết cuối cùng (tận số) chỉ là cái điểm kết thúc của một kiếp người (thân xác) nơi trần thế, chỉ là sự sụp đổ tất yếu của một ‘căn nhà’ đã quá cũ kỹ, tàn tã mục rữa theo thời gian mà thôi. Ðó là cái tất yếu của ‘vô thường’.

Bồ Đề Đạt Ma - điêu khắc của Nhật (Japan) Le Phu's collected


            B-2/- “Diệt dĩ” ( ):
                        ‘thành quả’ ( ) của một quá trình hành thâm quán chiếu cái quy luật ‘sinh diệt’ của vạn vật, của mọi sự xảy đến cho ta và cho chúng nghiệp bủa vây quanh ta. Sự tu tập quán chiếu đó từng ngày, từng ngày sẽ đem lại cho ta một nhãn lực ( ) do từ Pháp lực ( ) chuyển tải cung cấp cho ta cái nội hàm kiên tâm, vững trí, bền nhẫn trước mọi sự. Chính cái pháp nhãn ( ) đã ‘chiếu kiến’ ( ) tức là sự nhận biết từ ‘Huệ’ () một cách rõ nét tận cái cốt lõi ‘nhân’ nào của nghiệp đang rình, đang đuổi, đang bám theo ta mà đòi ‘ân-oán’ ( ) sòng phẳng, bởi ‘chúng nghiệp’ là sự ‘bất vong’ ( ). Một khi người tu hành biết ra khỏi cái vòng ‘sinh diệt’ của ‘vô thường’ mà hành thâm vào
‘Huệ pháp’ ( ) tức hành theo ‘Chánh pháp’ mà đối đãi với chúng nghiệp với một tấm lòng ưu ái, biết cảm tạ, từ bi mà hành xử sao cho ‘trả vay’ ( ) vào đúng đối tượng, đúng cương mực, đúng nơi, đúng chỗ. Dĩ nhiên, muốn thực hiện được việc này đòi hỏi người tu hành phải nhận rõ ‘chân diện của từng chúng nghiệp’. Nói vậy tức là tùy theo công phu tu hành của người hành tu qua đó mà đạt được.
Làm được như vậy tức là người tu hành đã toàn thành được cái mà Pháp gọi là ‘Diệt dĩ’.

            Vậy: “Diệt dĩ” là trạng thái mà người tu sĩ đạt tới sự lắng đọng tuyệt đối trong cái tịch mịch, rỗng lặng thậm thâm nơi ‘Tâm thức’ ( ). Trong cái rỗng lặng đó đã sạch hết mê vọng, ra khỏi vòng kiểm tỏa ‘sinh diệt’ của chúng nghiệp hay của ‘vô thường’
.
Khu vườn Lê Phú

            C-2/- “Tịch diệt” ():
                        Một khi người tu sĩ đã thành đạt tới tận điểm của ‘Diệt dĩ’ thì một cách tự nhiên trong quá trình tân tiến theo thời gian và công phu tu triển, họ sẽ tiến tới chỗ ‘Tịch diệt’ hay còn gọi là ‘Tịch chiếu’ ( ), có nghĩa là ‘Tâm thân’ của họ đi vào hưởng thú ‘Chân thường’ ( ) soi tỏ vạn vật, vạn sự không sai sót một tí gì. “Bát Nhã” ( ) hiển lộ thông suốt tỏ tường chân lý vĩnh hằng. Ðó là cái mà Pháp gọi là “Hằng đạt Niết bàn” hay rũ sạch nghiệp trần, đạt sự giải thoát.

            D-2/- “Vi Lạc”(為 樂):
                        Người tu sĩ đã thành quả công phu “tịch diệt’ hay ‘tịch chiếu’ tức là họ đã phát được ‘Huệ Bát Nhã’. Khi đó chân Tánh phát ánh hào quang soi tỏ mọi nẻo. Tâm thân vô sở trụ trong chân thường an lạc, tức hưởng Lạc thú nơi cõi vĩnh hằng.


         
Như vậy, “Sinh-diệt, diệt dĩ. Tịch diệt vi lạc”. Nói một cách ngắn gọn là: Người Tu hành phải tu tập công phu Tịnh quán và chiếu kiến thấu đáo, ráo rốt, những cội nguồn của nghiệp xuyên qua ngũ uẩn mà hành xử đạt tới “giai không( ).   Trong Pháp gọi là “Minh Tâm Kiến Tánh” ( ). Cho tới khi nhận diện được “Chân diện” của bản thể, tức là thấu cho được cái “Như lai diện mục”
( ) của mình. Hay nói một cách khác là kiến được “Tự Tánh” ( ). Khi đó chính là cái lúc mà người tu hành Tự ngộ, đạt tới cảnh giới “An nhiên tự tại” ( ). Thật vậy, một khi người Tu hành thâm thấu được Ðạo Pháp thoát khỏi vòng ‘sinh diệt’, thì khi đó là lúc họ về được với chân lý.
Le Phu's collected  
         
Viết xong bài luận bàn này, người viết ngẫu hứng thu hoạch được một cảm tác nhằm đúc kết toàn ý đã lý giải như trên. Xin được viết ra đây trước là để mua vui sau là để hậu tạ tấm lòng ưu ái mà qúy bạn đã để tâm và dành thời gian suy nghiệm bài viết này.

Tứ Biểu Tu Hành 
Dưỡng thân - thành - Nô tài
Khai trí - đạt - Nhân tài
Tu tâm - đắc - Hiền tài
Phát Huệ - quả- Thần tiên.

Quả vậy, nếu bạn chỉ tìm cách ‘dưỡng thân’ và ‘khai trí’ thì cái hành động ấy chỉ quẩn quanh trong cái luân thường sinh hoạt ngoài quần thể xã hội mà thôi, sự thành đạt cao lắm cũng chỉ là ‘sự vinh thân phì gia’ hoặc thành đạt đường công danh, được quần chúng nể trọng, xã hội trọng dụng. Còn nếu bạn biết ‘tu tâm dưỡng tánh’, tu tấn tới mức ‘phát huệ’ thì bạn đã hành theo ‘chánh pháp’ mà đắc đạt ‘chân lý’. Thành quả này hiển nhiên hưởng được sự tôn kính, tin tưởng và yêu qúy của đại chúng. Chúc Qúy bạn Thân tâm thường an lạc và tân tiến trên bước đường tu hành.    
 Chân thành cảm tạ lòng từ bi.   

Tác giả Nguyên Khang                                                                 
        

Friday, December 27, 2013

NGŨ HÀNH LUẬN THẢO - Khang Nguyễn

Sau một thời gian quen biết với Anh Khang, Phú nhận ra ở Anh Khang có một thức sâu rộng và qúi hiếm về nhiều mặt... và đề nghị anh hãy cống hiến cho bạn bè khi có dịp gặp gỡ nhau... và nhiều cuộc chuyện trò đã được một số bạn bè tham dự....

Hôm nay, Lê Phú xin giới thiệu đến bạn bè xa gần về đề tài "Ngũ Hành" tức là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào, do Anh Khang trình bày.                                   
 *** Trân qúi cám ơn Anh Khang ***
Đặc biệt cám ơn gia đình Huệ & Thu đã nấu nướng ...tạo điều kiện cho anh em nhóm họp hàn huyên và bàn luận ....

Một buổi họp mặt tại nhà Huệ & Thu


NGŨ HÀNH LUẬN THẢO

Ngũ hành là sự chuyển vận tương quan giữa 5 thể cấu trúc của tạo hóa là:
KIM         MỘC         THỦY        HỎA       THỔ

Thế nhân ai cũng biết vậy, nhất là trong khoa tử vi các thày tử vi thường sử dụng sự vận chuyển tương sinh, tương khắc của 5 thể này mà luận đoán tương lai hậu vận của các thân chủ. Nhưng trên thực tế sự hiểu biết cặn kẽ vấn đề của sự tương sinh hay tương khắc thì hỏi mấy ai tường tận. Mà đã không hiểu tường tận thì việc suy đoán chắc hẳn sẽ có nhiều điều khiếm khuyết và biết đâu chừng còn gây ra
những ngộ nhận nguy hiểm khôn lường.

Anh Khang chụp tại vườn sau nhà Huệ & Thu

Ðối với người đã quy Ðạo, trong quá trình Tu hành thì sự hiểu biết về sự vận hành của Ngũ
hành tương sinh, tương khắc là một điều hết sức cần thiết vì điều đó sẽ giúp ích cho người tu hành hiểu rõ sự hình thành và sự vận hành của chuỗi nghiệp trong suốt định mệnh của mình, qua đó mà trong
hành trình tu tập “Minh Tâm Kiến Tánh” ta biết được nghiệp lực nó ảnh hưởng đến đời sống của mình
ra sao? Và từ đó ta tìm được cách cải, hóa và biến nghiệp hầu tìm được phương thức giải thoát cho
chính mình. Vì nếu không hóa giải được nghiệp trần thì làm sao mà có được con đường giải thoát, phải không qúy bạn?

Lịch sử hình thành Ðạo Pháp đã có từ lâu, các Thánh nhân đã để lại cho chúng ta nhiều điều
hết sức Minh triết trong Ðạo lý sống làm người và trong mối quan hệ tương giao giữa con người với
con người cùng vạn vật muôn loài, kiểm lại trong Phật giáo thì có Ngũ giới, trong Nho giáo thì có Ngũ
Thường, trong Ðạo giáo ( Cư sĩ ) thì có Ngũ Hành. Từ đó ta suy ra rằng: Loài người trước hết lãnh hội
được Ðạo Lý rồi từ đó đúc kết được cái Luân Lý cho con người lấy đó làm kỷ cương xây dựng nền nếp xã hội và duy trì mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với xã hội, mà trong nền giáo dục học đường ở VN thường được gọi là “ Minh Ðạo Gia Huấn”, Ngày xưa thường được gọi
là “ Tứ Thư Ngũ Kinh”.
Thu Trinh - Lê Phú - anh Khang - Huệ

Theo giới Ðạo Sĩ thì con người khi được sinh ra đều đã có sẵn một định mệnh, mà định mệnh thì chịu ảnh hưởng từ sự vận hành của các vì tinh tú trên  bầu trời qua 5 thể tinh tú là
Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ, thường được gọi là Ngũ Hành Tinh, Sự vận hành này theo quy trình tự
nhiên của tạo hóa đó là thế cân bằng của Âm Dương vì thế tạo nên hai chiều tương giao thuận nghịch,
thường được gọi là Tương Sinh và Tương Khắc. Biết thì biết vậy, nhưng dựa vào đâu để có được cái
luận lý đó, tại sao gọi nó là tương sinh? Và tại sao gọi nó là tương khắc? Tương sinh và tương khắc
ảnh hưởng như thế nào với mối quan hệ ruột thịt trong gia đình, quan hệ Vợ chồng, quan hệ xã hội,
Giữa chúng có sự liên hệ gì đối với cái mà trong nhà Phật thường dùng cho giới chúng sinh đó là là
Duyên và Nghiệp (Phần này sẽ phân tích ở bài khác nói về Duyên và Nghiệp). Dưới đây xin trình bày
phần căn bản của luận giải  tại sao gọi là tương sinh và tương khắc:
Trong Phật giáo có Ngũ Giới là:  
Sát sinh -  Ðạo tặc  -  Dâm dục -  Vọng ngôn  -  Tửu nhục 

Trong Nho giáo có Ngũ Thường là:  
Nhân     -  Nghĩa     -  Lễ           -  Trí             -  Tín 

Trong Ðạo  giáo có Ngũ Hành là: 
Kim       -  Mộc        - Thủy       -  Hỏa             -   Thổ  

Thu Trinh - Viễn Trình - anh Khang - Huệ

Mà trong sách Thánh Hiền có dạy như sau:

Bất giới sát tắc vô nhân nhi khuyết mộc.

Bất giới đạo tắc vô nghĩa nhi khuyết kim

Bất giới dâm tắc vô lễ nhi khuyết hỏa

Bất giới vọng tắc vô tín nhi khuyết thổ

Bất giới tửu tắc vô trí nhi khuyết thủy

Nhìn vào biểu đồ Ngũ Hành ta sẽ thấy: 

Hướng Ðông là Mộc, Sát sinhNhân là biểu tượng

Hướng Tây là Kim, Ðạo tặcNghĩa là biểu tượng

Hướng Nam là Hỏa, Dâm dụcLễ là biểu tượng

Trung Tâm là Thổ, Vọng ngôn và Tín là biểu tượng
      Thủy

Hướng  Bắc là Thủy, Tửu sắc và Trí là biểu tượng
    Trí Tửu









*-Bất giới sát tắc vô nhân nhi khuyết mộc
 Lời giải:  Kẻ sát sinh là đứa vô nhân thì nó không còn là con người nữa.(Tự đánh mất mình),tức không còn Mộc

*-Bất giới đạo tắc vô nghĩa nhi khuyết kim
Kẻ đạo tặc là bất nghĩa thì tự đánh mất nhân phẩm của mình, tức không còn Kim.

*-Bất giới dâm tắc vô lễ nhi khuyết hỏa     
 Kẻ hoang dâm là không biết giữ lễ tiết thì tự hủy hoại sinh lực của mình, tức không còn Hỏa.

*-Bất giới vọng tắc vô tín nhi khuyết thổ
Kẻ Vọng ngôn là người không biết giữ chữ Tín thì tự làm mất danh dự mình, tức không còn Thổ.

*-Bất giới tửu tắc vô trí nhi khuyết thủy
Kẻ rượu chè be bét thì sẽ mất khôn (Vô trí) thì còn gì là tư cách con người và cơ thể sẽ bị mất nhiều
nước,tức không còn Thủy.


Qua lời giải trên ta lập một quy đồ như sau:













Luận thảo:
Qua biểu đồ trên cho ta thấy được là: Nghiệp thiện ác do bởi Ngũ giới mà tác thành. Do vậy
trong Ðạo Phật, người mới bước vào tu hành cũng như trong suốt cuộc đời tu hành thì việc Tâm
nguyện đầu tiên là phải thực hành cho được việc Tu Trì Ngũ Giới. Người đã trì được Ngũ giới (rũ sạch Ngũ giới) tất nhiên người đó lãnh hội đủ Ngũ thường trong đời sống thường nhật, mà đã có đủ Ngũ
thường thì chắc chắn người đó nắm vững được sự vận hành của Ngũ hành (nắm chắc được sự vận hành của định mệnh) Tức đã làm chủ được vận mệnh của mình.


Luận thảo:
Sự vận hành tương sinh, tương khắc của Ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (Ngũ hành Tinh), ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành trong vận mệnh của con người. Chính vì vậy mà đã từ lâu Tiền nhân của loài người (nhất là ở khắp các nước Á Châu nói riêng hay ở các nước có địa danh gần với đường Xích đạo của trái đất nói chung) đã biết sử dụng Kinh Lịch (Âm lịch).Lấy 12 con vật là:

Tý (   ), Sửu (   ), Dần (   ), Mão (   ), Thìn (   ), Tỵ (   ), Ngọ (   ), Mùi (   ), Thân (   ), Dậu (   ),Tuất (   ),Hợi (   ).
Hợp với 5 Thiên chi là: Giáp (   ), Bính (   ), Mậu (   ), Canh (   ), Nhâm (   ).
Cùng với 5 Ðịa can là:
Ất     (   ), Ðinh (   ), Kỷ   (   ), Tân   (   ), Qúy    (   ), để chỉ năm tháng ngày giờ trong sinh
hoạt đời sống thường nhật của con người, và qua đó ghi nhận ngày giờ sinh, năm tháng đẻ mà con người được sinh ra. Dựa vào những dữ kiện đó, những ông thày hiểu thấu đáo luật luân thường và sự vận chuyển của ngũ hành sẽ nắm bắt được sự vận hành trong định mệnh của những thân chủ một cách hết sức rõ nét, tường tận.

Các bạn nghĩ sao? Khi các ông thày không hề quen biết ta mà sau khi biết ngày sinh tháng đẻ của mình lại nói ra vanh vách sự vận hành tài lộc, tai họa, những chướng ngại ta gặp trong đời sống hay những khúc mắc khó khăn trong quan hệ vợ chồng hoặc các quan hệ với thân nhân, bạn bè…hoặc công danh sự nghiệp v.v..Thế thì tại sao ta không tự nắm bắt lấy vận mệnh của chính mình. Ðã bắt nắm được thì có thể tạo lập tương sinh và càng có thể  triệt tránh được sự tương khắc.

Lê Phú - Mỹ Anh - Thanh Hương - Hằng - Huệ

Bởi nếu ta biết vận dụng cái quy trình tương sinh, tương khắc của ngũ hành tức là ta có khai mở được tương sinh và triệt hóa được sự tương khắc. Những người, hoặc những ông thày không biết đến Ngũ giới, Ngũ thường mà chỉ biết đến Ngũ hành thì chẳng khác gì người đời vẫn có câu “Số thầy thì để cho ruồi nó bâu”. Người có công phu tu hành một khi đã có đủ năng lực trì được Ngũ giới, lại có đủ Pháp trí khai mở và thực hành tốt Ngũ thường, ắt hẳn sẽ hội đủ đức tính của người Quân tử,
người hiền nhân thì tự nhiên sẽ thụ hưởng tất cả sự vận hành tương sinh của ngũ hành, và sẽ hóa giải hoặc triệt tiêu được sự tương khắc mỗi khi nó xuất hiện. Như sách Thánh hiền có dạy rằng ”Ngã khắc sinh tài” hay “Ðức năng thắng số” nghĩa của nó là như vậy.

Nhìn lại biểu đồ tương sinh, tương khắc trên cho ta thấy rõ (qua lời giải) ta có thể hóa giải được mọi mối tương khắc trong đời sống con người. Tỷ như: Thủy khắc Hỏa tức Trí Khắc dâm [lý giải: người mạng Thủy khi gặp người mạng Hỏa đương nhiên hai đương sự ở trong tương khắc của ngũ hành, muốn hóa giải nó thì người mạng Thủy phải biết hành Trí (Trí tức Thủy) vì Trí sinh Nhân (Nhân tức Mộc)Mộc thì sinh Hỏa, ta sẽ cải hóa từ Thủy khắc Hỏa thành Thủy sinh Mộc sinh Hỏa, như vậy ta đã hóa giải được sự tương khắc trong mối quan hệ giữa hai người]. Tương tự như vậy ta suy luận
sang: Mộc khắc Thổ tức Nhân khắc Vọng [lý giải: Người mạng Mộc gặp người mạng Thổ ắt nằm trong tương khắc của Ngũ hành, muốn hóa giải nó thì người mạng Mộc phải biết hành Nhân (Nhân tức Mộc) vì Nhân sinh Lễ (Lễ tức Hỏa) mà Hỏa thì sinh Thổ, ta sẽ cải hóa Mộc khắc Thổ thành Mộc sinh Hỏa sinh Thổ  như vậy ta đã hóa giải được sự tương khắc trong mối quan hệ giữa hai người]. Các sự tương khắc khác dựa vào biểu đồ và theo cách lý giải trên ta sẽ có đủ các phương thức để hóa cải mọi sự tương khắc trong đời sống của mình.



Kết luận: Qua sự tìm hiểu mối tương quan giữa Ngũ giới Nhà Phật, Ngũ thường Nhà nho và Ngũ hành nhà Ðạo ta hiểu ra rằng con người được sinh ra (trong kiếp luân hồi) là do bởi Nghiệp từ muôn kiếp trước. Chuỗi nghiệp tác tạo thành định mệnh của mỗi con người (tùy thuộc vào mức độ Thiện, ác của nghiệp từ muôn kiếp trước), mà sự tạo hình của con người nói riêng của chúng sinh nói chung là do Tứ đại thể lập thành đó là: Thổ (đất), Thủy (nước), Phong (gió), Hỏa (Lửa) [sẽ có bài luận thảo riêng về Tứ đại thể]. Vì là Tứ đại thể nên nó phải chịu sự ảnh hưởng dưới lực chi phối củaTạo hóa tức
là sự vận hành của Ngũ hành trong mối tương quan thuận nghịch âm dương (hay càn khôn) hay là mối tương quan giữa tương sinh, tương khắc cũng vậy. Vì vậy nắm bắt cơ trời là hiểu và nắm bắt được vận mệnh (sự vận hành của kiếp người) của chính mình, qua đó giúp ta tìm thấy được chính ta và hiểu được chính ta cũng như biết được lộ trình của ta sẽ đi về đâu sau kiếp này mà nhà Phật gọi là giải thoát hay Niết Bàn, nhà Chúa gọi là nước Chúa hay Thiên Ðường cũng rứa.

Thật là:                  

Tình sử xưa kia - thuở mịt mờ
Vô thủy sơ kỳ, chửa có thơ
Hồng hoang bề bộn nào phương hướng
Không ổ trăng sao sống vật vờ

Ðại hóa vô tình xoay chuyển động
Thai nghi bừng gặp lúc ban sơ
Tròn duyên kết hợp thành đôi lứa
Tạo lập non sông nẻo bến bờ

Trời Ðất bỗng nhiên từ dựng phiến
Trăng đầu nguyên thủy thả dòng tơ
Núi sông non dại còn e ấp
Hương sắc ngàn hoa ủ phấn mờ
Vách đá vấn vương tình khởi nét
Duyên đời sông núi nẩy hồn thơ.

Trích thơ Ðiêu khắc gia, thi sĩ Trần Trọng Nội

Tác giả Nguyễn Khang

Sunday, December 15, 2013

Bạn đẹp mùa Giáng Sinh

Năm nay tôi có một người bạn mới, thật dễ thương và hiểu biết.
Lần đầu gặp anh, tôi thích thú cách nói chuyện của anh như một nhà Nho và lối phân tích mọi sự thật rõ ràng, khoa học và "huyền bí" hợp lý !

Tôi vốn không thần ợng ai, không thích bói toán, tư vi, phong thủy...

thế nhưng sau lần gặp đầu tiên, tôi mời anh về nhà để mong được học hỏi nhiều điều hữu ích ở anh...

Anh Khang với vài điêu khắc của Le Phu

Lẽ dĩ nhiên anh trổ tài tử vi, phong thủy để góp ý với tôi ...
...thế là hàng rào với dãy thông dài 9m, cao 2.5m đã được cưa chặt đi 1m, tức là bây giờ chỉ cao 1.5m, theo như anh nói để gió đươc thông vào nhà sẽ làm thay đổi phong thủy, để tránh những dị nghị, nghi ngờ oan trái mà tôi đang gặp.....,
thêm nữa, tôi là mạng Kim, sa trung kim mà lại bị bao bọc xung quanh là Mộc thì không thuận tiện cho lắm...

Tôi dài dòng cho vui, gọi là vào đề lung khởi ... 

nhưng điểm chính ở đây là tôi muốn nói lên món qùa Giáng Sinh mà anh gởi đến tôi, ngoài trừ món qùa, thì có kèm một bài thơ "Tặng người bạn đặc biệt" đã được anh đánh máy cẩn thận và dán vào chiếc card thật đẹp ...


Tôi thật qúa cảm động và thích thú với món qùa rất tinh thần này...

và khoảng vài ngày sau đó, lại được anh báo tôi biết là bài thơ này đã được đăng trên mục “vườn thơ” của báo Nhân Quyền, Victoria...



Gởi tặng Anh tấm hình.

Có những điều thật bất ngờ đến với chúng ta, đó là một tình bạn chân thành, một món qùa tinh thần qúi báu nhất.

Chúc Anh và tất cả bạn bè một mùa Giáng Sinh vui tươi, tràn đầy hồng ân Chúa và an bình cho người thiện tâm.

Hồn Nhiên Cuộc Đời - Lê Phú
Lời: Trinh H Dieu, Ca sĩ: Trinh Vinh Trinh
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hon-nhien-cuoc-doi-trinh-vinh-trinh.iaigMD5mFV.html

Tuesday, December 3, 2013

Congratulations to Nhan Le who has graduated from Heart of Life


Le Phu- Kim Trang-Tri Toan-Nhan- Anh Thu- Minh Tri-Hong Phuoc-Kim Hong-My Le

Le Phu-Nhan Le- Kim Trang-Soeur Yen- Anh Thu- Hong Phuoc-Kim Hong













LePhu- Soeur Nhung




            Thầy Triển - Le Phu


Chúc mừng Nhân, các Cha Hien, Cha Son và tất cả
Le Phu, Melbourne