Chiều mùa thu nghe nhạc cổ điển với The Melbourne Classic Orchestra tại Melba Hall (Tivi Tuần San)
Cập nhật lúc: 02/06/2016 17:50:00
MELBOURNE - Buổi chiều Chủ Nhật 22/5 vừa qua, giới thưởng ngoạn âm nhạc cổ điển từ các nguồn gốc khác nhau gồm người Úc, người Việt, mà đa số là người Nga đã tụ tập trước thính phòng Melba Hall của Đại Học Melbourne, để cùng nhau thưởng thức những giây phút thoải mái, lãng mạn của một buổi chiều cuối thu qua buổi hòa nhạc với ban nhạc The Melbourne Classic Orchestra cùng người nghệ sĩ trẻ quen thuộc Nguyễn Anh Thư.
Nghệ sĩ dương cầm Anh Thư trong bản hợp tấu Piano Concerto No.1 tại Hội trường Melba
chiều Chủ Nhật vừa qua. Hình: Báo TVTS
chiều Chủ Nhật vừa qua. Hình: Báo TVTS
Youtube ==>
Soloist Ann Anh Thu: Shostakovick Concerto No. 1
Anh Thư sau buổi trình diện
Pianist: Ann Anh Thu - Trumpet: Bruno Siketa- conductor: Alexander Vengerovski & Melbourne Classic Orchestra
Chụp chung với gia đình và bạn bè
Buổi trình diễn bắt đầu với bản hoà tấu soạn cho dàn nhạc dây “Elegy in Memory of Ivan Samarin” của Pyotr Ilyich Tchaikovsky (chương trình có chút thay đổi trong bản hòa tấu đầu tiên để thích ứng với thời gian hạn chế). Với những dòng nhạc réo rắt, chập chùng trong không gian tĩnh lặng, sáng tác này đã được Tchaikovsky viết để tưởng niệm cho người bạn thân quá cố Ivan Samarin, một nghệ sĩ và giám đốc kịch nghệ tiếng tăm trong giới nghệ sĩ Moscow, gần cuối thế kỷ 19.
Tiếp theo là bản dạ khúc soạn cho dàn dây (Serenade for strings) của Antonin Dvorak, được soạn theo một thể loại mới dành cho dàn nhạc nhỏ, nhưng vẫn tạo được một hiệu ứng sống động và trữ tình trong tính cách thanh nhã, mỹ miều của những vũ điệu dân tộc Slavonic.
Sau giờ nghỉ giải lao, chương trình hòa nhạc được tiếp nối với bản nhạc hợp tấu dương cầm Piano Concerto No.1, của nhạc sĩ Nga, Dimitri Shostakovich, trong đó nghệ sĩ dương cầm trẻ Anh Thư đã độc tấu cùng với dàn nhạc. Đây là một sáng tác độc đáo với sự kết hợp của kỹ thuật, bút pháp dương cầm và thơ ca giao hưởng được diễn tả qua những nét xung đột trong phong cách âm nhạc.
Khán giả đã hào hứng để chăm chú theo dõi ngay từ phần mở đầu của bản hợp tấu này, với giai điệu trữ tình được diễn tả qua phần độc tấu dương cầm, tiếp đến là một sự chuyển hướng bất ngờ qua một diễn cảm trào phúng, dí dỏm khiến khán giả đi từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác. Như một “gánh xiếc hài hước được diễn xuất luân phiên với phần độc tấu dương cầm, dàn nhạc và trumpet” (trích lời nhà phê bình âm nhạc Ian McDonald), bản hợp tấu được diễn ra trong không khí thật hào hứng, sôi nổi nhưng cũng có lúc êm đềm, trầm ấm (qua dòng nhạc song tấu giữa piano và trumpet), khán giả như đang cùng trải nghiệm những cảm xúc nội tâm, mạnh mẽ nhưng sâu sắc, để rồi chuyển biến qua những hưng phấn mãnh liệt của của niềm tự hào trong chiến thắng, và đó cũng là phần kết của bản hợp tấu dương cầm. Bản hợp tấu dương cầm này được nhiều khán giả xem là phần nổi bật của chương trình hòa nhạc.
Kết thúc chương trình là bản “Valse Triste” của Jean Sibelius, đã để lại cho khán giả một âm hưởng lãng mạn và sâu lắng trong buổi xế chiều của một ngày cuối thu. (TVTS)
Khán giả đã hào hứng để chăm chú theo dõi ngay từ phần mở đầu của bản hợp tấu này, với giai điệu trữ tình được diễn tả qua phần độc tấu dương cầm, tiếp đến là một sự chuyển hướng bất ngờ qua một diễn cảm trào phúng, dí dỏm khiến khán giả đi từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác. Như một “gánh xiếc hài hước được diễn xuất luân phiên với phần độc tấu dương cầm, dàn nhạc và trumpet” (trích lời nhà phê bình âm nhạc Ian McDonald), bản hợp tấu được diễn ra trong không khí thật hào hứng, sôi nổi nhưng cũng có lúc êm đềm, trầm ấm (qua dòng nhạc song tấu giữa piano và trumpet), khán giả như đang cùng trải nghiệm những cảm xúc nội tâm, mạnh mẽ nhưng sâu sắc, để rồi chuyển biến qua những hưng phấn mãnh liệt của của niềm tự hào trong chiến thắng, và đó cũng là phần kết của bản hợp tấu dương cầm. Bản hợp tấu dương cầm này được nhiều khán giả xem là phần nổi bật của chương trình hòa nhạc.
Pianist: Ann Anh Thu - Trumpet: Bruno Siketa- conductor: Alexander Vengerovski & Melbourne Classic Orchestra
Chụp chung với gia đình và bạn bè
________________________________________________________
http://www.tivituansan.com.au/vn/Detail.aspx?ID=10217
Chiều mùa thu nghe nhạc cổ điển miễn phí với The Melbourne Classic Orchestra tại Melba Hall
Hai mùa thu trước: Ann Anh-Thư Nguyễn trước cửa Melba Hall sau một buổi trình diễn vào năm 2014.
Hình: Báo TVTS
LTS: Anh-Thư Nguyễn là một khuôn mặt khá quen thuộc với bạn đọc TVTS qua những thành tích về âm nhạc trong thời gian trung học của cô. Mới đây, chỉ sau 2 năm học tại Nhạc viện Đại học Melbourne (Melbourne Conservatorium of Music), cô đã tốt nghiệp chương trình cử nhân 3 năm với kết quả xuất sắc cho tất cả các môn học (first-class honour for all subjects). Hiện Anh-Thư đang học Degree of Honours tại Đại học Melbourne.
Vào 4 giờ chiều Chủ Nhật 22.5.2016 tới đây, sẽ có một buổi hòa nhạc trong đó Anh-Thư là người chơi dương cầm cho dàn nhạc cổ điển.
Địa điểm: Melba Hall, Faculty of Music, Gate 12 – The University of Melbourne, đường Royal Parade, Parkville Vic 3052, Melway map 2B, ref C7.
Vào cửa: tự do.
Buổi Hòa Nhạc (Master Concert) này do Nhạc viện Đại học Melbourne tổ chức và được chuẩn bị theo tiêu chuẩn Cao học, sẽ bao gồm 3 bản Symphonies và 1 bản Piano Concerto mà Anh-Thư đã được Professor Gary McPherson, Chủ tịch kiêm Giám đốc Nhạc viện (Ormond Chair of Music and Director of MCM (Melbourne Conservatorium of Music - The University of Melbourne) chọn - như một Cử nhân xuất sắc của Khoa Nhạc - để trình diễn cùng với dàn nhạc The Melbourne Classic Orchestra, trong đó có sự tham gia của nhạc sư vĩ cầm tên tuổi của Úc, Mark Mogilevski. Bài của Kim Trang.
Bước vào mùa thu, những hàng cây bên đường phố Melbourne đã bắt đầu đổi lá, từng cơn gió nhẹ đã thổi tung những chiếc lá đủ màu, xanh, vàng, đỏ chen lẫn nhau tạo nên một bức tranh tuyệt tác muôn màu, như đã góp phần tạo cảm hứng cho người nghệ sĩ dương cầm trẻ Nguyễn Trang Anh-Thư để cùng chia sẻ với những tâm hồn yêu âm nhạc, một buổi chiều thu thơ mộng qua chương trình Hòa Nhạc sẽ được tổ chức tại Hội Trường Melba Hall, Đại Học Melbourne vào lúc 4g chiều ngày Chủ Nhật 22/5/2016.
Chương trình Hòa Nhạc này do phần lớn các sinh viên Cao Học thực hiện, bao gồm 3 bản nhạc Giao Hưởng (Symphonies) và một bản Hợp Xướng Dương Cầm (Piano Concerto) do chính Anh-Thư độc tấu với dàn nhạc The Melbourne Classic Orchestra:
1. Mozart – Symphony No.31 (Spring Symphony)
2. Dvorak – Serenade for String Orchestra
3. Shostakovich – Piano Concerto No.1
4. Sibelius – Valse Triste
Sau đây, tôi xin cùng chia sẻ với quý độc giả TVTS những kiến thức sưu tầm được, và ý nghĩa của những bản nhạc cổ điển chọn lọc này để chúng ta cùng nhau thưởng thức một buổi chiều thu đầy ý vị.
1. Mozart – Symphony No. 31 (Paris Symphony)
Bản Giao Hưởng số 31 này còn được gọi là Paris Symphony được sáng tác năm 1778, khi Mozart 22 tuổi, trong thời kỳ ông tạm trú tại Paris để tìm việc. Đây là bản giao hưởng được soạn cho một dàn nhạc lớn nhất trong sự nghiệp sáng tác của Mozart và cũng là bản giao hưởng đầu tiên của Mozart sử dụng clarinet.
Bản giao hưởng Paris này mang tính cách mạnh mẽ, náo nhiệt, với một dòng nhạc sống động được soạn cho vĩ cầm và một đường nét linh hoạt cho bass, âm nhạc như được tạo thêm hoạt cảnh sinh động. Bản giao hưởng này đã mau chóng được đánh giá cao trong giới báo chí âm nhạc Âu Châu thời bấy giờ. Bản giao hưởng sau đó đã được trình diễn trong Burgtheater tại Vienna và nhiều nơi trên thế giới.
2. Dvorak – Serenade For String Orchestra
Bản dạ khúc dành cho dàn nhạc dây của Antonín Dvorák cung Mi Trưởng này đã được sáng tác chỉ trong hai tuần tháng năm 1875. Bản dạ khúc này đã được trình xuất vào năm 1877 và cho đến ngày nay vẫn là một tác phẩm phổ biến cho dàn nhạc.
Cũng trong năm đó, Dvorák đã viết bản giao hưởng (Symphony) số 4, Ngũ tấu Đàn Dây (String Quintet) số 2, Tam Tấu Dương Cầm (Piano Trio) số 1, Nhạc Kịch Opera Vanda, và những bản song tấu Moravian. Đây là thời gian hạnh phúc trong cuộc sống của mình: một hôn nhân còn trẻ, và đứa con trai đầu lòng ra đời. Ông đã nhận được một công quỹ hào phóng từ Vienna, cho phép ông tiếp tục soạn bản giao hưởng số 5 (Fifth Symphony), những bản dạ khúc (Serenades) và một số nhạc thính phòng khác.
Với hình thức sonata sửa đổi trong đoạn kết, Dvorák đã sáng tác thể loại dàn nhạc tuy nhỏ hơn những bản giao hưởng, nhưng vẫn sống động qua nét nhạc thăng trầm (thể hiện trong phần đầu tiên), một điệu valse chậm (được soạn cho phần thứ hai), thêm vào đó tinh thần hài hước (diễn tả trong phần thứ ba), vẻ đẹp trữ tình (phản cảm trong phần thứ tư) và sự phấn khởi (biểu lộ qua phần thứ năm). Tất cả đã tạo nên một cảm ứng thanh lịch nhưng gợi sống trong nét trang nghiêm quý tộc của thế kỷ.
Tiếp theo chương trình là bản Hợp Tấu Dương Cầm Số 1 của Shostakovich (Piano Concerto No.1), mà Anh Thư sẽ độc tấu với dàn nhạc (như đã đề cập trong bài viết về “Nhạc Hợp Tấu” đăng ở TVTS trước đây, Concerto này được soạn theo thể loại Ý, với mục đích làm nổi bật sự tương phản giữa nghệ sĩ độc tấu và dàn nhạc).
Anh-Thư hoàn tất cử nhân âm nhạc chỉ trong 2 năm. Hình cung cấp
3. Dmitri Shostakovich - Piano Concerto No. 1, Op. 35 (1933)
Dmitri Shostakovich là một trong những nhà soạn nhạc có tiểu sử hấp dẫn nhất trong làng nghệ sĩ thế giới. Là một nhạc sĩ Nga thuần túy, sinh ra trong một bối cảnh lịch sử phức tạp của những cuộc chiến tranh, những ràng buộc chính trị, những hệ thống xã hội mới, những trào lưu nghệ thuật thời đại và sự vươn lên của tư tưởng con người, âm nhạc của Shostakovich đã khắc họa nên một phần lịch sử thế kỷ 20 với những mâu thuẫn nội tâm và cảm xúc sâu sắc của thời đại.
Giống như nhiều nhà soạn nhạc lừng danh của thế kỷ 20 - Béla Bartók, Sergei Rachmaninoff và Sergei Prokofiev – Dimitri Shostakovich cũng là một nghệ sĩ dương cầm hòa nhạc. Ông viết rất nhiều nhạc phẩm dành cho đàn dương cầm, bao gồm hai bản concertos, hai bản sonatas, hai bộ sưu tập lớn gồm các bản độc tấu (24 Preludes, Op. 34, và 24 Preludes và fugues, Op. 87), hai bản tam tấu dương cầm (piano trio), một bản ngũ tấu dương cầm (piano quintet), và nhiều tác phẩm phổ biến khác.
Shostakovich đã sáng tác 2 bản nhạc hợp tấu dương cầm. Bản Piano Concerto số 2 cung Fa trưởng , Op. 102, được viết vào năm 1957 trong dịp sinh nhật thứ 19 của con trai ông, Maximilian, cũng là nghệ sĩ dương cầm, vừa tốt nghiệp tại Nhạc viện Moscow và cũng để ăn mừng sự sụp đổ của chính phủ theo chủ nghĩa Stalin. Những háo hức, giai điệu rực rỡ và nhịp độ nhanh kết hợp với ghi chú lặp đi lặp lại tương tự như tiếng kèn gọi của phần đầu tiên và thứ ba, chính vì vậy mà đoạn trích từ bản concerto này đã được các nghệ sĩ Disney chọn để sử dụng trong phân khúc gần đây "Steadfast Tin Soldier" của phim Fantasia 2000.
Tuy nhiên, trong chương trình Hòa Nhạc dành cho sinh viên Cao Học này, bản nhạc hợp tấu dương cầm (Piano Concerto No.1) đầu tiên đã được chọn để trình diễn (thay vì bản số 2) vì nó kết hợp được những nét đặc trưng của bút pháp dương cầm và giao hưởng của Liszt: tính chất kỹ xảo tuyệt vời cộng với tính chất thơ ca giao hưởng, trên cơ sở của sự chuyển biến những trạng thái cảm xúc một cách tự nhiên, nhưng rất hợp lý.
Bản nhạc hợp tấu dương cầm (Piano Concerto No.1) đầu tiên này - được soạn cho Piano chơi cùng kèn Trumpet và dàn nhạc dây (string orchestra) - cho thấy một Shostakovich không những trẻ trung, đầy hóm hỉnh và năng lực mà còn hiển thị một dòng nhạc trữ tình, nóng bỏng. Đầu những năm 1930 là thời gian hạnh phúc của ông trên sân khấu nhạc kịch Leningrad. Âm nhạc của ông khi đó đã được trình diễn khắp mọi nơi: trong những buổi hòa nhạc, ở các nhà hát và trong nhiều phim ảnh. Đó cũng là lúc mà Shostakovich vừa hoàn thành tác phẩm tham vọng nhất của ông lúc bấy giờ: vở opera Lady Macbeth of the Mtsensk District (Quý bà Macbeth của quận Mtsensk).
Người nhạc sĩ trẻ Shostakovich sở hữu một năng khiếu hài hước, mỉa mai, châm biếm, được hoá trang một cách kỳ lạ trong lối sáng tác độc đáo của mình. Nhà soạn nhạc này đã chịu ảnh hưởng tư tưởng sâu sắc của các nhà văn đương thời như Nikolai Gogol, Vladimir Mayakovsky và Mikhail Zoshchenko - theo những phong cách khác nhau – thông qua các hình thức trào phúng trong nhiều dịch vụ của văn học phê phán xã hội thời bấy giờ.
Shostakovich đã tiếp nối truyền thống này, trong vở opera đầu tiên của mình, The Nose (1928), dựa trên câu chuyện Gogol, và qua âm nhạc ngẫu hứng của mình, trong vở nhạc kịch Mayakovskys Bedbug (1929). Trong các tác phẩm của Shostakovich, sự hài hước mang ý nghĩa đặc biệt, ông đã pha trộn những phong cách đa dạng nhất và biểu hiện nghệ thuật qua từng giai điệu của bản hợp tấu dương cầm.
Bản Hợp Tấu Dương Cầm số Một (Piano Concerto No. 1) của Shostakovich thật ra đã được soạn để diễn đạt tất cả những nét xung đột trong phong cách âm nhạc, và làm mờ đi ranh giới giữa sự đùa cợt và nghiêm túc - với mục đích tiêu khiển, tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng đem đến cho người nghe một tâm trạng hoang mang xen lẫn chút hiếu kỳ khó tả.
Trong đoạn mở đầu, sau tiếng đàn dương cầm trổi dậy và tiếng kèn vang lên, là dòng nhạc trữ tình được biểu cảm trong một sự chuyển hướng bất ngờ. Chủ đề thứ hai, được diễn tả ở tốc độ nhanh hơn, là một đoạn nhại trào phúng, lướt nhanh trước khi chúng ta bước vào những gì được nhà phê bình Ian McDonald mô tả như là "một gánh xiếc hài hước được diễn xuất lần lượt, luân phiên bởi tiếng kèn trumpet vang trời". Tuy nhiên, phần này lại kết thúc với một cảm xúc nội tâm, được diễn tả qua dư âm nhạt dần của phần mở đầu quyện trong dòng nhạc song tấu êm đềm của tiếng đàn dương cầm và tiếng kèn trumpet.
Phần thứ hai là một điệu valse tình cảm và u sầu, mà theo lời của một nhà bình luận âm nhạc Elizabeth Wilson, là sự "ám chỉ bóng gió đến thế giới của điện ảnh." Giai điệu chính của phần này, được giới thiệu qua sự tắt tiếng của dàn nhạc dây, trong khi đó tiếng dương cầm vẫn tiếp tục trong truyền thống lãng mạn nhất. Sau khi xen vào một phút bão táp, chủ đề valse lại quay trở về, giờ đây trong tiếng kèn trumpet vang rền. Tuy nhiên, phần chuyển kết sẽ trở nên dịu lại với tiếng dương cầm thanh thoát đưa con người về cõi thần tiên.
Phần thứ ba, là một khúc dạo đầu cho đoạn kết của bản hợp tấu dương cầm, được mở đầu với tiếng đàn dương cầm không có phần đệm, phần này được trích từ một trong những bản dạo khúc dương cầm của Shostakovich, sau đó dàn nhạc dây sẽ phụ họa thêm một dòng giai điệu biểu cảm của riêng mình. Nó có thể được biến thành một giai đoạn hưng cảm kéo dài. Nhưng Shostakovich đã không cho phép nhiều thời gian cho tình cảm, và thay vào đó là một bước chuyển động mạnh mẽ bất ngờ trong phần thứ tư cũng là phần cuối của bản hợp tấu, đó là một giai điệu được soạn với tốc độ nhanh Allegro Con Brio rộn vang với nụ cười rạng ngời chiến thắng.
Qua bản hợp tấu dương cầm số 1 này, Shostakovich đã kết hợp được tất cả những yếu tố dị biệt trong nét nhạc thanh nhã, đặc sắc của mình. Ở đây, màn "xiếc thế giới" đã gợi lên trong phần đầu tiên, được trở lại với một mức độ cao hơn, mà theo nhà phê bình âm nhạc Elizabeth Wilson nhận xét, là cốt để Shostakovich thể hiện một tinh thần táo bạo và sinh động của tuổi trẻ" lần cuối cùng.
Sau đó, nhạc phẩm trữ tình của Jean Sibelius đã được chọn để kết thúc chương trình Hòa Nhạc trong buổi chiều thu này.
4. Sibelius – Valse Triste
Jean Sibelius là một nhà soạn nhạc Phần Lan nổi tiếng cuối thời kỳ lãng mạn, vào đầu thế kỷ 20. Ngoài bảy bản giao hưởng nổi tiếng ra, Sibelius còn được biết đến với các tác phẩm viết cho piano, violin, nhạc kịch và phổ thơ như Finlandia, Violin Concerto, Karelia Suite Swan of Tuonela và Valse Triste, là những tác phẩm tiêu biểu có chiều sâu nội tâm đã được cả thế giới say mê và yêu mến.
Tác phẩm của ông theo trường phái lãng mạn, thể hiện tình yêu xứ sở và tâm hồn Phần Lan, dựa trên nguồn cảm hứng thiên nhiên vô tận. Qua lăng kính âm nhạc của Sibelius, người ta như bay bổng qua bầu trời ngắm nhìn những dãy núi phủ tuyết, những đàn thiên nga lướt trên mặt hồ băng, nghe thấy tiếng suối chảy róc rách, thả hồn theo những sắc màu lung linh huyền ảo của cuộc sống. Âm nhạc của ông đã góp một phần quan trọng trong việc xác định Phần Lan trên bản đồ âm nhạc thế giới.
Valse triste, cũng như nhiều bản nhạc hay từ sân khấu kịch nói thuở xưa, đã có một đời sống riêng trong các phòng hòa nhạc cổ điển cũng như trong lòng khán giả say mê kịch nghệ ngày nay.
Kim Trang
________________________________________________________________________
http://www.tivituansan.com.au/en/Detail.aspx?ID=18066
Young pianist Ann Anh-Thu Nguyen selected to perform with the Melbourne Classic Orchestra on May 22
Anh-Thu Nguyen sits down with TVTS for an interview. (Photo: TiVi Tuan-san)
Pianist Ann Anh-Thu Nguyen will perform as a soloist with the Melbourne Classic Orchestra, conducted by Alexander Vengerovski at Melba Hall on Sunday, May 22.
The music concert, presented by the University of Melbourne’s Master of Music program, will begin at 4pm and entry is free.
This week, the 20-year-old sat down with TiVi Tuan-San to explain her journey as a pianist.
“I started playing piano at around the age of six,” Ann-Thu said.
“My mum also plays piano so she inspired and started me up with little children songs, before I had the official piano lessons. It had always been my mother's dream to hear me play the piano.”
Born in Sydney, Ann-Thu moved to Melbourne with her family at an early age. By eight-years old, she started violin lessons.
She won her first piano prize when she was seven, and it was then, that she started to develop an interest for the instrument.
“I continued playing piano as a performance hobby and it was until after year 12 that I considered music as a career, so I just had an idea to try out and see how it goes.”
Ann-Thu said the decision to take piano seriously meant she had to put in a lot of determination and hard work.
“To be honest, probably in the first few years of my lessons, [playing the piano] was a bit tiring sometimes because I wasn’t fully motivated.
“From my middle-teenage years and onwards, I started motivating myself with many repertoires of different styles. That’s when I truly began enjoying piano.
“I’m grateful to my parents, who introduced me to the piano at the start. Thanks to that, I knew where my passion had come from.”
Anh-Thu performed at Melba Hall in 2014. (Photo: TiVi Tuan-san)
Ann-Thu has won a number of piano awards and Eisteddfod prizes in Sydney, New South Wales and Melbourne.
She was a finalist in the 2014 Preston Concerto Competition and in 2015, she was a finalist in ‘The Talent – 3MBS’ program and received the Francis Quinn Award from the University of Melbourne, for best music student of the year.
Most recently, Ann-Thu has been selected as a 2016 recipient of the DW Gardiner Fund – a University of Melbourne scholarship for excellent Bachelor graduate valued over $4,000.
Winning competitions, however, is not everything to the young pianist.
“I think concerts are more enjoyable than competitions which may be convoluted with the stress, while concerts, also involve some stress but bring out the pleasant and rewarding feeling afterwards,” she said, “especially resulting in a friendly environment.”
In 2005, Ann-Thu studied at the Australian National Academy of Music (ANAM) for three years.
Later in 2010, she became a member of the Australian Young Musicians Academy which is an extension of ANAM, designed as the most intensive training program for selective young Australian musicians with performance opportunities that include weekly concerts, ensembles and master classes.
She is currently studying her Honours degree at the Melbourne Conservatorium of Music, at the University of Melbourne.
Ann-Thu also holds an AMusA (Associate Diploma in Music, Australia) and LMusA (Licentiate Diploma in Music, Australia) in piano performance and a Fellowship Diploma in Piano Performance from Trinity College of Music, London.
Recently, she completed her Bachelor of Music in just two years, with first-class honours for all subjects.
In her spare time, Ann-Thu said she likes to arrange music with her friends and organise music programs to fundraise for charity.
“From last year, I started organising charity concerts. I did a fundraising concert for the Nepal earthquake at St Martin church in Avondale Heights and we raised $6,000.
“I felt like I could use my talents to help others and put my musical skills to great use.”
Asked about what the future had in store for her, the talented pianist said she was still thinking about it.
“I’m considering not only performance but also teaching music, perhaps at university or at school, teaching younger students or even older students.”
Speaking about being a Vietnamese Australian, Ann-Thu said she appreciated and identified herself with both her heritages.
“I have good connection with my family and I really enjoy our Vietnamese culture and music.
“I like it when families pass down some traditions even though they might be slightly modified but there’s still a core to it.”
She added that Vietnamese music was similar, “Though our Vietnamese music has been diverse and impacted by various musical traditions throughout its history, it still has a unique musical tradition stemming from its native roots.
“That’s something I’m really proud about.”
Ann-Thu also revealed that one of her goals would be to develop the harmony between both communities by arranging Vietnamese music to western orchestras.
A poster of the music program on Sunday May 22, 2016. (Photo supplied)
In her upcoming concert, Ann-Thu – who was chosen as a soloist by Melbourne University and conductor Alexander Vengerovski - will perform the Piano Concerto No.1 by Russian composer Shostakovich.
“The concert program is promising to be a very exciting and enjoyable concert. Though I’ve played many concertos, this is the first time I’m playing with the Melbourne Classic Orchestra.”
“This is one of the most brilliant works [the Shostakovich concerto] exploring Russian traditional culture. There will be a lot of Russian folk themes for everyone to enjoy.”
“It’s so different from Vietnamese and Australian music,” Ann-Thu added. “Shostakovich combines traditional Russian music together with some jazz flavours, making the music unique in itself.”
Audiences will be able to hear the Melbourne Classic Orchestra perform three other symphonies written by the well-known classical composers; Mozart, Dvorak and Sibelius.
– TiVi Tuan-san
– TiVi Tuan-san
Additional concert information:
Sunday 22/05/2016 at 4pm
FREE entry
Located at Melba Hall, Faculty of Music
Gate 12 - The University of Melbourne, Royal Parade Street, Parkville VIC 3052
(Melway map 2B, ref C7)
Sunday 22/05/2016 at 4pm
FREE entry
Located at Melba Hall, Faculty of Music
Gate 12 - The University of Melbourne, Royal Parade Street, Parkville VIC 3052
(Melway map 2B, ref C7)
Dear anh Phú,
ReplyDeleteI can't open the link.
Please advise.
Thanks.
Chúc mừng nhạc sĩ dương cầm Anh Thư biễu diễn tác phẩm của Shostakovich bằng ngón đàn thật tuyệt vời! Đây là niềm hảnh diện lớn cho cộng đồng Việt Nam tại úc cũng như trên thế giới! Chúc Anh Thư thăn tiến trên con đường âm nhạc!
ReplyDelete