NEWS

NEWS

Friday, December 27, 2013

NGŨ HÀNH LUẬN THẢO - Khang Nguyễn

Sau một thời gian quen biết với Anh Khang, Phú nhận ra ở Anh Khang có một thức sâu rộng và qúi hiếm về nhiều mặt... và đề nghị anh hãy cống hiến cho bạn bè khi có dịp gặp gỡ nhau... và nhiều cuộc chuyện trò đã được một số bạn bè tham dự....

Hôm nay, Lê Phú xin giới thiệu đến bạn bè xa gần về đề tài "Ngũ Hành" tức là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào, do Anh Khang trình bày.                                   
 *** Trân qúi cám ơn Anh Khang ***
Đặc biệt cám ơn gia đình Huệ & Thu đã nấu nướng ...tạo điều kiện cho anh em nhóm họp hàn huyên và bàn luận ....

Một buổi họp mặt tại nhà Huệ & Thu


NGŨ HÀNH LUẬN THẢO

Ngũ hành là sự chuyển vận tương quan giữa 5 thể cấu trúc của tạo hóa là:
KIM         MỘC         THỦY        HỎA       THỔ

Thế nhân ai cũng biết vậy, nhất là trong khoa tử vi các thày tử vi thường sử dụng sự vận chuyển tương sinh, tương khắc của 5 thể này mà luận đoán tương lai hậu vận của các thân chủ. Nhưng trên thực tế sự hiểu biết cặn kẽ vấn đề của sự tương sinh hay tương khắc thì hỏi mấy ai tường tận. Mà đã không hiểu tường tận thì việc suy đoán chắc hẳn sẽ có nhiều điều khiếm khuyết và biết đâu chừng còn gây ra
những ngộ nhận nguy hiểm khôn lường.

Anh Khang chụp tại vườn sau nhà Huệ & Thu

Ðối với người đã quy Ðạo, trong quá trình Tu hành thì sự hiểu biết về sự vận hành của Ngũ
hành tương sinh, tương khắc là một điều hết sức cần thiết vì điều đó sẽ giúp ích cho người tu hành hiểu rõ sự hình thành và sự vận hành của chuỗi nghiệp trong suốt định mệnh của mình, qua đó mà trong
hành trình tu tập “Minh Tâm Kiến Tánh” ta biết được nghiệp lực nó ảnh hưởng đến đời sống của mình
ra sao? Và từ đó ta tìm được cách cải, hóa và biến nghiệp hầu tìm được phương thức giải thoát cho
chính mình. Vì nếu không hóa giải được nghiệp trần thì làm sao mà có được con đường giải thoát, phải không qúy bạn?

Lịch sử hình thành Ðạo Pháp đã có từ lâu, các Thánh nhân đã để lại cho chúng ta nhiều điều
hết sức Minh triết trong Ðạo lý sống làm người và trong mối quan hệ tương giao giữa con người với
con người cùng vạn vật muôn loài, kiểm lại trong Phật giáo thì có Ngũ giới, trong Nho giáo thì có Ngũ
Thường, trong Ðạo giáo ( Cư sĩ ) thì có Ngũ Hành. Từ đó ta suy ra rằng: Loài người trước hết lãnh hội
được Ðạo Lý rồi từ đó đúc kết được cái Luân Lý cho con người lấy đó làm kỷ cương xây dựng nền nếp xã hội và duy trì mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với xã hội, mà trong nền giáo dục học đường ở VN thường được gọi là “ Minh Ðạo Gia Huấn”, Ngày xưa thường được gọi
là “ Tứ Thư Ngũ Kinh”.
Thu Trinh - Lê Phú - anh Khang - Huệ

Theo giới Ðạo Sĩ thì con người khi được sinh ra đều đã có sẵn một định mệnh, mà định mệnh thì chịu ảnh hưởng từ sự vận hành của các vì tinh tú trên  bầu trời qua 5 thể tinh tú là
Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ, thường được gọi là Ngũ Hành Tinh, Sự vận hành này theo quy trình tự
nhiên của tạo hóa đó là thế cân bằng của Âm Dương vì thế tạo nên hai chiều tương giao thuận nghịch,
thường được gọi là Tương Sinh và Tương Khắc. Biết thì biết vậy, nhưng dựa vào đâu để có được cái
luận lý đó, tại sao gọi nó là tương sinh? Và tại sao gọi nó là tương khắc? Tương sinh và tương khắc
ảnh hưởng như thế nào với mối quan hệ ruột thịt trong gia đình, quan hệ Vợ chồng, quan hệ xã hội,
Giữa chúng có sự liên hệ gì đối với cái mà trong nhà Phật thường dùng cho giới chúng sinh đó là là
Duyên và Nghiệp (Phần này sẽ phân tích ở bài khác nói về Duyên và Nghiệp). Dưới đây xin trình bày
phần căn bản của luận giải  tại sao gọi là tương sinh và tương khắc:
Trong Phật giáo có Ngũ Giới là:  
Sát sinh -  Ðạo tặc  -  Dâm dục -  Vọng ngôn  -  Tửu nhục 

Trong Nho giáo có Ngũ Thường là:  
Nhân     -  Nghĩa     -  Lễ           -  Trí             -  Tín 

Trong Ðạo  giáo có Ngũ Hành là: 
Kim       -  Mộc        - Thủy       -  Hỏa             -   Thổ  

Thu Trinh - Viễn Trình - anh Khang - Huệ

Mà trong sách Thánh Hiền có dạy như sau:

Bất giới sát tắc vô nhân nhi khuyết mộc.

Bất giới đạo tắc vô nghĩa nhi khuyết kim

Bất giới dâm tắc vô lễ nhi khuyết hỏa

Bất giới vọng tắc vô tín nhi khuyết thổ

Bất giới tửu tắc vô trí nhi khuyết thủy

Nhìn vào biểu đồ Ngũ Hành ta sẽ thấy: 

Hướng Ðông là Mộc, Sát sinhNhân là biểu tượng

Hướng Tây là Kim, Ðạo tặcNghĩa là biểu tượng

Hướng Nam là Hỏa, Dâm dụcLễ là biểu tượng

Trung Tâm là Thổ, Vọng ngôn và Tín là biểu tượng
      Thủy

Hướng  Bắc là Thủy, Tửu sắc và Trí là biểu tượng
    Trí Tửu









*-Bất giới sát tắc vô nhân nhi khuyết mộc
 Lời giải:  Kẻ sát sinh là đứa vô nhân thì nó không còn là con người nữa.(Tự đánh mất mình),tức không còn Mộc

*-Bất giới đạo tắc vô nghĩa nhi khuyết kim
Kẻ đạo tặc là bất nghĩa thì tự đánh mất nhân phẩm của mình, tức không còn Kim.

*-Bất giới dâm tắc vô lễ nhi khuyết hỏa     
 Kẻ hoang dâm là không biết giữ lễ tiết thì tự hủy hoại sinh lực của mình, tức không còn Hỏa.

*-Bất giới vọng tắc vô tín nhi khuyết thổ
Kẻ Vọng ngôn là người không biết giữ chữ Tín thì tự làm mất danh dự mình, tức không còn Thổ.

*-Bất giới tửu tắc vô trí nhi khuyết thủy
Kẻ rượu chè be bét thì sẽ mất khôn (Vô trí) thì còn gì là tư cách con người và cơ thể sẽ bị mất nhiều
nước,tức không còn Thủy.


Qua lời giải trên ta lập một quy đồ như sau:













Luận thảo:
Qua biểu đồ trên cho ta thấy được là: Nghiệp thiện ác do bởi Ngũ giới mà tác thành. Do vậy
trong Ðạo Phật, người mới bước vào tu hành cũng như trong suốt cuộc đời tu hành thì việc Tâm
nguyện đầu tiên là phải thực hành cho được việc Tu Trì Ngũ Giới. Người đã trì được Ngũ giới (rũ sạch Ngũ giới) tất nhiên người đó lãnh hội đủ Ngũ thường trong đời sống thường nhật, mà đã có đủ Ngũ
thường thì chắc chắn người đó nắm vững được sự vận hành của Ngũ hành (nắm chắc được sự vận hành của định mệnh) Tức đã làm chủ được vận mệnh của mình.


Luận thảo:
Sự vận hành tương sinh, tương khắc của Ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (Ngũ hành Tinh), ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành trong vận mệnh của con người. Chính vì vậy mà đã từ lâu Tiền nhân của loài người (nhất là ở khắp các nước Á Châu nói riêng hay ở các nước có địa danh gần với đường Xích đạo của trái đất nói chung) đã biết sử dụng Kinh Lịch (Âm lịch).Lấy 12 con vật là:

Tý (   ), Sửu (   ), Dần (   ), Mão (   ), Thìn (   ), Tỵ (   ), Ngọ (   ), Mùi (   ), Thân (   ), Dậu (   ),Tuất (   ),Hợi (   ).
Hợp với 5 Thiên chi là: Giáp (   ), Bính (   ), Mậu (   ), Canh (   ), Nhâm (   ).
Cùng với 5 Ðịa can là:
Ất     (   ), Ðinh (   ), Kỷ   (   ), Tân   (   ), Qúy    (   ), để chỉ năm tháng ngày giờ trong sinh
hoạt đời sống thường nhật của con người, và qua đó ghi nhận ngày giờ sinh, năm tháng đẻ mà con người được sinh ra. Dựa vào những dữ kiện đó, những ông thày hiểu thấu đáo luật luân thường và sự vận chuyển của ngũ hành sẽ nắm bắt được sự vận hành trong định mệnh của những thân chủ một cách hết sức rõ nét, tường tận.

Các bạn nghĩ sao? Khi các ông thày không hề quen biết ta mà sau khi biết ngày sinh tháng đẻ của mình lại nói ra vanh vách sự vận hành tài lộc, tai họa, những chướng ngại ta gặp trong đời sống hay những khúc mắc khó khăn trong quan hệ vợ chồng hoặc các quan hệ với thân nhân, bạn bè…hoặc công danh sự nghiệp v.v..Thế thì tại sao ta không tự nắm bắt lấy vận mệnh của chính mình. Ðã bắt nắm được thì có thể tạo lập tương sinh và càng có thể  triệt tránh được sự tương khắc.

Lê Phú - Mỹ Anh - Thanh Hương - Hằng - Huệ

Bởi nếu ta biết vận dụng cái quy trình tương sinh, tương khắc của ngũ hành tức là ta có khai mở được tương sinh và triệt hóa được sự tương khắc. Những người, hoặc những ông thày không biết đến Ngũ giới, Ngũ thường mà chỉ biết đến Ngũ hành thì chẳng khác gì người đời vẫn có câu “Số thầy thì để cho ruồi nó bâu”. Người có công phu tu hành một khi đã có đủ năng lực trì được Ngũ giới, lại có đủ Pháp trí khai mở và thực hành tốt Ngũ thường, ắt hẳn sẽ hội đủ đức tính của người Quân tử,
người hiền nhân thì tự nhiên sẽ thụ hưởng tất cả sự vận hành tương sinh của ngũ hành, và sẽ hóa giải hoặc triệt tiêu được sự tương khắc mỗi khi nó xuất hiện. Như sách Thánh hiền có dạy rằng ”Ngã khắc sinh tài” hay “Ðức năng thắng số” nghĩa của nó là như vậy.

Nhìn lại biểu đồ tương sinh, tương khắc trên cho ta thấy rõ (qua lời giải) ta có thể hóa giải được mọi mối tương khắc trong đời sống con người. Tỷ như: Thủy khắc Hỏa tức Trí Khắc dâm [lý giải: người mạng Thủy khi gặp người mạng Hỏa đương nhiên hai đương sự ở trong tương khắc của ngũ hành, muốn hóa giải nó thì người mạng Thủy phải biết hành Trí (Trí tức Thủy) vì Trí sinh Nhân (Nhân tức Mộc)Mộc thì sinh Hỏa, ta sẽ cải hóa từ Thủy khắc Hỏa thành Thủy sinh Mộc sinh Hỏa, như vậy ta đã hóa giải được sự tương khắc trong mối quan hệ giữa hai người]. Tương tự như vậy ta suy luận
sang: Mộc khắc Thổ tức Nhân khắc Vọng [lý giải: Người mạng Mộc gặp người mạng Thổ ắt nằm trong tương khắc của Ngũ hành, muốn hóa giải nó thì người mạng Mộc phải biết hành Nhân (Nhân tức Mộc) vì Nhân sinh Lễ (Lễ tức Hỏa) mà Hỏa thì sinh Thổ, ta sẽ cải hóa Mộc khắc Thổ thành Mộc sinh Hỏa sinh Thổ  như vậy ta đã hóa giải được sự tương khắc trong mối quan hệ giữa hai người]. Các sự tương khắc khác dựa vào biểu đồ và theo cách lý giải trên ta sẽ có đủ các phương thức để hóa cải mọi sự tương khắc trong đời sống của mình.



Kết luận: Qua sự tìm hiểu mối tương quan giữa Ngũ giới Nhà Phật, Ngũ thường Nhà nho và Ngũ hành nhà Ðạo ta hiểu ra rằng con người được sinh ra (trong kiếp luân hồi) là do bởi Nghiệp từ muôn kiếp trước. Chuỗi nghiệp tác tạo thành định mệnh của mỗi con người (tùy thuộc vào mức độ Thiện, ác của nghiệp từ muôn kiếp trước), mà sự tạo hình của con người nói riêng của chúng sinh nói chung là do Tứ đại thể lập thành đó là: Thổ (đất), Thủy (nước), Phong (gió), Hỏa (Lửa) [sẽ có bài luận thảo riêng về Tứ đại thể]. Vì là Tứ đại thể nên nó phải chịu sự ảnh hưởng dưới lực chi phối củaTạo hóa tức
là sự vận hành của Ngũ hành trong mối tương quan thuận nghịch âm dương (hay càn khôn) hay là mối tương quan giữa tương sinh, tương khắc cũng vậy. Vì vậy nắm bắt cơ trời là hiểu và nắm bắt được vận mệnh (sự vận hành của kiếp người) của chính mình, qua đó giúp ta tìm thấy được chính ta và hiểu được chính ta cũng như biết được lộ trình của ta sẽ đi về đâu sau kiếp này mà nhà Phật gọi là giải thoát hay Niết Bàn, nhà Chúa gọi là nước Chúa hay Thiên Ðường cũng rứa.

Thật là:                  

Tình sử xưa kia - thuở mịt mờ
Vô thủy sơ kỳ, chửa có thơ
Hồng hoang bề bộn nào phương hướng
Không ổ trăng sao sống vật vờ

Ðại hóa vô tình xoay chuyển động
Thai nghi bừng gặp lúc ban sơ
Tròn duyên kết hợp thành đôi lứa
Tạo lập non sông nẻo bến bờ

Trời Ðất bỗng nhiên từ dựng phiến
Trăng đầu nguyên thủy thả dòng tơ
Núi sông non dại còn e ấp
Hương sắc ngàn hoa ủ phấn mờ
Vách đá vấn vương tình khởi nét
Duyên đời sông núi nẩy hồn thơ.

Trích thơ Ðiêu khắc gia, thi sĩ Trần Trọng Nội

Tác giả Nguyễn Khang

No comments:

Post a Comment