NEWS

NEWS

Tuesday, December 31, 2013

"Pháp Cú" luận Bàn - Khang Nguyễn

 Lê Phú chân thành cám ơn Anh Khang đã cống hiến những bài viết thật gía trị cho kiến thức và cuộc sống,
Cám ơn bạn hữu đã theo dõi, thích thú, hàn huyên tâm sự về các đề tài mà anh Khang trình bày...
Hôm nay, xin giới thiệu đến qúi bạn hữu một đề tài mới "Pháp Cú" - Nguyễn Khang
"pháp' có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý.  "Cú" có nghĩa là lời nói.

Chúc tất cả qúi bạn hữu một năm mới khỏe mạnh thể xác, thông sáng tinh thần và tâm hồn bình an.                             
--------------------------------

"Pháp Cú"  luận Bàn - Khang Nguyễn

“ Chư hành vô thường, Thị sinh-diệt pháp,
                                                    無      常      是     生         法

                                       Sinh-diệt  diệt  dĩ,  Tịch  diệt  vi   lạc”.
                                         生                                    
                                             Trích bài kinh “Tuyết sơn Ðồng tử”
Lời giải:
                                    I- “Chư hành vô thường. Thị sinh-diệt pháp”
                                                         無    常        是    生         法
            A-1/ - “Chư hành” ( ):
Chư   () là chư vị, chỉ những người tu sĩ đang tu tập.
Hành () là phương pháp thực hiện trong quá trình học kinh pháp và vận hành pháp trong đời sống luân thường.
            B-1/ - “Vô thường” (無 常):
            Chỉ cõi sống Ta bà, bể khổ trầm luân này của một kiếp người nói riêng và chúng sinh nói chung. Hai chữ ‘Vô thường’ (無 常) đại ý nó là như vậy.
            Nhưng nói một cách cụ thể hơn thì ‘Vô thường’ chính là cái vòng nghiệp luân hồi trả-vay của một kiếp sống. Nói riêng về con người thì đó là: ‘Ðịnh mệnh’, ‘Số mệnh’ và ‘Vận mệnh’ mà Ðạo Phật gọi nó là luật luân hồi trong vòng ‘Sinh-Tử’ (生死)
Cái gọi là nghiệp () ấy chính là ‘Ngũ un’ (五 顴): Sắc (), Thọ, (), Tưởng (), Hành (), Thức (), năm cái Uẩn này nó được vận hành và điều khiển theo cái nghiệp “Nhân-Quả”(因 果) (tức gieo nhân nào, gặt quả ấy). Nhưng nếu ta thực hành phép quán chiếu ( ) thì sẽ thấy ở mỗi ‘Uẩn’ lại hàm chứa những đặc tính của nghiệp được biểu lộ qua 12 nhân duyên mà chuyển biến bằng những cảm tính của con người, đó là bảy sắc thái tình (thất tình) [Ái-Ố-Hỷ-Nộ-Ai-Lạc-dục] mà mỗi một ‘Sắc thái Tình’ này lại được thể hiện bằng hành động của con người qua sự chỉ đạo của cái ‘Tâm niệm thiện hoặc ác’ mà hành xử đối đãi theo cái mức lượng của sự tham, sân, si qua lục căn ( ) (diệt, trả hay tác nghiệp) mà phát tác.


Chữ Tâm - thư pháp Chính Văn - Le Phu's collected

Tóm lại: “Chư hành vô thường”: Ý nói là nếu những người tu hành không có sự quán chiếu thấy được cái cốt lõi của nghiệp (Nhân-quả) mà hành xử đỗi đãi cho đúng, tức đạt được cái ‘diệt nghiệp’ (  ) thì công phu tu tập đó chỉ là thứ công phu thực hiện theo cái gọi là hành theo nghiệp báo ( ) mà thôi. Ði theo tiếng gọi của ‘nghiệp báo’ tức là tu trong cái vòng ‘sinh diệt’ () của pháp ngoại vi, hay còn được gọi là phép sống theo luân thường.  

            C-1/- ‘Sinh-diệt pháp’ không phải là ‘chánh pháp’ ( ). Bởi ‘Chánh pháp’ thì nó ở ngoài cái vòng ‘Sinh-Diệt’. Cho nên mới nói: “Thị sinh-diệt pháp”, là nói tu hành như vậy thì vẫn ở trong vòng ‘Sinh- Diệt’ mà thôi. Ðồng nghĩa với cái Ý ở ngoài đời người ta thường hay nói tới cái gọi là Luân lý thường tình.
           
            Như vậy: “Chư hành vô thường, thị sinh-diệt pháp”. Nói một cách ngắn gọn là nếu những người tu hành mà chỉ thực hành thụ động theo hấp lực của nghiệp báo mà thiếu sự quán chiếu phân minh. Thì cái hành thiện nếu có thu đạt được cũng chỉ là những hành động gương mẫu trong cái luân lý thường đời của xã hội mà thôi. 


Khu vườn Lê Phú

            Nên nhớ rằng, nếu chúng ta không quán triệt những quán chiếu về Ngũ uẩn và thấu hiểu triệt để cái ‘Diệu pháp’ ( ) nói về nó, thì ta không thể hành thâm vào cái ‘Diệu lý’ ( ) của câu pháp cú tiếp theo được.

                                    II- “Sinh-diệt, diệt dĩ. Tịch diệt vi lạc”

            A-2/- “Sinh-diệt” ( ):
                        Là quy luật vay-trả của nghiệp. Nó là cái cớ sự, có tác thì có hoại, có sinh thì có diệt, nó nằm trong vòng luân hồi bất tận, nó là “vô thường”, trong một kiếp của chúng sinh nói chung và của kiếp người (thân xác) nói riêng, thì quá trình “sinh diệt’ của vạn sự xảy tới trong vận mệnh của con người thì đều là cái ‘vô thường’, là cái ta chỉ  tạm có đó, rồi mất đó, tỷ như: Nào công danh, nào Ðịa vị, nào Tiền tài, nào hạnh phúc, nào vinh quang hay tủi nhục, sung sướng hay khổ đau v.v… tất cả đều không thể cầm nắm (gọi là huyễn hoặc) mà mang theo khi ‘vô thường’ hỏi tới bắt đi.
Thực ra trong cái vòng ‘Sinh-tử’ () của kiếp người, chỉ là nói từ cái bắt đầu (sinh ký) ( ) cho tới cuối cuộc đời khi lâm chung (tử quy) () mà thôi. Chứ thực ra ta đã trải qua biết bao nhiêu cái vòng ‘Sinh diệt’ xảy ra từng giây từng phút trong cuộc đời, nhưng nào ta có thấy rõ được bao nhiêu.
Đúng như câu thơ của một cao tăng đã cảm tác như sau:
                                   
                                    “Chết! đâu phải chờ xuống mồ mới chết.
                                    Mà đã chết từng giây, từng phút, từng giờ”.
                                                           
                                                                                    Trích thơ của Hòa thượng Quảng Ðộ

            Cái chết cuối cùng (tận số) chỉ là cái điểm kết thúc của một kiếp người (thân xác) nơi trần thế, chỉ là sự sụp đổ tất yếu của một ‘căn nhà’ đã quá cũ kỹ, tàn tã mục rữa theo thời gian mà thôi. Ðó là cái tất yếu của ‘vô thường’.

Bồ Đề Đạt Ma - điêu khắc của Nhật (Japan) Le Phu's collected


            B-2/- “Diệt dĩ” ( ):
                        ‘thành quả’ ( ) của một quá trình hành thâm quán chiếu cái quy luật ‘sinh diệt’ của vạn vật, của mọi sự xảy đến cho ta và cho chúng nghiệp bủa vây quanh ta. Sự tu tập quán chiếu đó từng ngày, từng ngày sẽ đem lại cho ta một nhãn lực ( ) do từ Pháp lực ( ) chuyển tải cung cấp cho ta cái nội hàm kiên tâm, vững trí, bền nhẫn trước mọi sự. Chính cái pháp nhãn ( ) đã ‘chiếu kiến’ ( ) tức là sự nhận biết từ ‘Huệ’ () một cách rõ nét tận cái cốt lõi ‘nhân’ nào của nghiệp đang rình, đang đuổi, đang bám theo ta mà đòi ‘ân-oán’ ( ) sòng phẳng, bởi ‘chúng nghiệp’ là sự ‘bất vong’ ( ). Một khi người tu hành biết ra khỏi cái vòng ‘sinh diệt’ của ‘vô thường’ mà hành thâm vào
‘Huệ pháp’ ( ) tức hành theo ‘Chánh pháp’ mà đối đãi với chúng nghiệp với một tấm lòng ưu ái, biết cảm tạ, từ bi mà hành xử sao cho ‘trả vay’ ( ) vào đúng đối tượng, đúng cương mực, đúng nơi, đúng chỗ. Dĩ nhiên, muốn thực hiện được việc này đòi hỏi người tu hành phải nhận rõ ‘chân diện của từng chúng nghiệp’. Nói vậy tức là tùy theo công phu tu hành của người hành tu qua đó mà đạt được.
Làm được như vậy tức là người tu hành đã toàn thành được cái mà Pháp gọi là ‘Diệt dĩ’.

            Vậy: “Diệt dĩ” là trạng thái mà người tu sĩ đạt tới sự lắng đọng tuyệt đối trong cái tịch mịch, rỗng lặng thậm thâm nơi ‘Tâm thức’ ( ). Trong cái rỗng lặng đó đã sạch hết mê vọng, ra khỏi vòng kiểm tỏa ‘sinh diệt’ của chúng nghiệp hay của ‘vô thường’
.
Khu vườn Lê Phú

            C-2/- “Tịch diệt” ():
                        Một khi người tu sĩ đã thành đạt tới tận điểm của ‘Diệt dĩ’ thì một cách tự nhiên trong quá trình tân tiến theo thời gian và công phu tu triển, họ sẽ tiến tới chỗ ‘Tịch diệt’ hay còn gọi là ‘Tịch chiếu’ ( ), có nghĩa là ‘Tâm thân’ của họ đi vào hưởng thú ‘Chân thường’ ( ) soi tỏ vạn vật, vạn sự không sai sót một tí gì. “Bát Nhã” ( ) hiển lộ thông suốt tỏ tường chân lý vĩnh hằng. Ðó là cái mà Pháp gọi là “Hằng đạt Niết bàn” hay rũ sạch nghiệp trần, đạt sự giải thoát.

            D-2/- “Vi Lạc”(為 樂):
                        Người tu sĩ đã thành quả công phu “tịch diệt’ hay ‘tịch chiếu’ tức là họ đã phát được ‘Huệ Bát Nhã’. Khi đó chân Tánh phát ánh hào quang soi tỏ mọi nẻo. Tâm thân vô sở trụ trong chân thường an lạc, tức hưởng Lạc thú nơi cõi vĩnh hằng.


         
Như vậy, “Sinh-diệt, diệt dĩ. Tịch diệt vi lạc”. Nói một cách ngắn gọn là: Người Tu hành phải tu tập công phu Tịnh quán và chiếu kiến thấu đáo, ráo rốt, những cội nguồn của nghiệp xuyên qua ngũ uẩn mà hành xử đạt tới “giai không( ).   Trong Pháp gọi là “Minh Tâm Kiến Tánh” ( ). Cho tới khi nhận diện được “Chân diện” của bản thể, tức là thấu cho được cái “Như lai diện mục”
( ) của mình. Hay nói một cách khác là kiến được “Tự Tánh” ( ). Khi đó chính là cái lúc mà người tu hành Tự ngộ, đạt tới cảnh giới “An nhiên tự tại” ( ). Thật vậy, một khi người Tu hành thâm thấu được Ðạo Pháp thoát khỏi vòng ‘sinh diệt’, thì khi đó là lúc họ về được với chân lý.
Le Phu's collected  
         
Viết xong bài luận bàn này, người viết ngẫu hứng thu hoạch được một cảm tác nhằm đúc kết toàn ý đã lý giải như trên. Xin được viết ra đây trước là để mua vui sau là để hậu tạ tấm lòng ưu ái mà qúy bạn đã để tâm và dành thời gian suy nghiệm bài viết này.

Tứ Biểu Tu Hành 
Dưỡng thân - thành - Nô tài
Khai trí - đạt - Nhân tài
Tu tâm - đắc - Hiền tài
Phát Huệ - quả- Thần tiên.

Quả vậy, nếu bạn chỉ tìm cách ‘dưỡng thân’ và ‘khai trí’ thì cái hành động ấy chỉ quẩn quanh trong cái luân thường sinh hoạt ngoài quần thể xã hội mà thôi, sự thành đạt cao lắm cũng chỉ là ‘sự vinh thân phì gia’ hoặc thành đạt đường công danh, được quần chúng nể trọng, xã hội trọng dụng. Còn nếu bạn biết ‘tu tâm dưỡng tánh’, tu tấn tới mức ‘phát huệ’ thì bạn đã hành theo ‘chánh pháp’ mà đắc đạt ‘chân lý’. Thành quả này hiển nhiên hưởng được sự tôn kính, tin tưởng và yêu qúy của đại chúng. Chúc Qúy bạn Thân tâm thường an lạc và tân tiến trên bước đường tu hành.    
 Chân thành cảm tạ lòng từ bi.   

Tác giả Nguyên Khang                                                                 
        

No comments:

Post a Comment